Giải pháp vi sinh xử lý nước thải bột mì

Theo số liệu thống kê, hàng năm ngành tinh bột sắn thải ra môi trường khoảng 240-300 triệu m3 nước thải/ năm. Nước thải chế biến tinh bột sắn bao gồm các thành phần hữu cơ như tinh bột, protein, xenlulozo, pectin, đường có trong nguyên liệu củ sắn tươi là nguyên nhân gây ô nhiễm cao cho dòng nước thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn.

Nước thải tinh bột mì có hàm lượng chất hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ gây suy giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxi dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng đến sữ phát triển của tôm cá. Oxi hòa tan giảm không chỉ làm suy kiệt nguồn tài nguyên thủy hải sản mà còn làm giảm đi khả năng tự làm sạch của nguồn nước, ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, không những làm mất đi vẻ mỹ quan mà còn làm giảm tầng sâu nước được chiếu sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh. Phần khác, khi cặn lắng xuống dưới đáy nước sẽ gây ra hiện tượng phân hủy kỵ khí, gây mùi hôi thối.

Nồng độ các chất N, P trong nước cao sẽ gây ra hiện tượng phú nhưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến các thủy sinh vật trong nguồn nước, có tác động tiêu cực đến du lịch và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp.

Ngoài ra Ammonia rất độc đối với tôm, cá dù nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2-3 mg/l nên tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy hải sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Ammonia không vượt quá 1mg/l.

Nước thải tinh bột mì có hàm lượng chất hữu cơ rất cao, hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn, với đặc trưng nước thải như vậy nên sử dụng phương pháp xử lý sinh học. Quý khách hàng tham khảo các giải pháp, sản phẩm mà Thiên Nguyên đang cung cấp:

Xử lý nước thải

Xử lý mùi hôi

Ủ phân compost