Giải pháp vi sinh xử lý nước thải giấy
Trong những năm gần đây, ngành giấy là ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ ở nước ta. Vì trước những làn sóng mới như: “Kinh tế xanh trong sản xuất”, “ Zero Waste”. Đã thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân có nhu cầu trong sử dụng bao bì giấy, giấy tái chế…Tạo một thị trường đầy tiềm năng, thu hút thêm nhiều vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trước những sự bức phá mạnh mẽ như thế, việc đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra trong sản xuất giấy cũng là một thách thức đối với các nhà quản lý. Khi phải đảm báo chất lượng nước thải đâu ra. Và giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực lên môi trường, tiết kiệm năng lượng. Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Vậy đâu là đặc điểm của nước thải giấy. Và cách xử lý như thế để đạt được những mục tiêu trên. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Nguồn gốc phát sinh nước thải giấy.
Trong quá trình sản xuất giấy, nước thải phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, chủ yếu xuất phát từ 2 nguồn chính:
Trong sản xuất tại các công đoạn như: nấu, rửa sau nấu, tẩy trắng, nghiền bột, xeo giấy…
Trong sinh hoạt: rửa tay, vệ sinh cá nhân…
2. Tính chất nước thải giấy.
Và ở mỗi giai đoạn đặc tính nước thải luôn có sự biến đổi liên tục. Gây khó kiểm soát chất lượng nước thải đầu ra. Với các tính chất đặc trưng như:
pH cao (9-11), dòng chảy màu đen: Do dịch đen xuất phát từ quá trình nấu, rửa sau nấu với phần lớn là các chất hữu cơ hòa tan, hóa chất và một phần xơ sợi. Có nồng độ chất khô từ 25% đến 35%, chiếm tỉ lệ 70:30 giữa chất hữu cơ và vô cơ. Với thành phần hữu cơ là lignin hòa tan vào dịch kiềm, sản phẩm phân hủy hydratcacbon, axit hữu cơ. Và các thành phân vô cơ gồm hóa chất nấu như: Na2SO4, NaOH, Na2S, Na2CO3…Vì thế, nước thải sẽ chứa nhiều kiềm dư và có mùi đặc trưng của các hợp chất lưu huỳnh. Có thể gây ung thư và khó phân hủy trong môi trường nước. Do có chứa các hợp chất có độc tính cao.
Hàm lượng COD, BOD, TSS cao: Do quá trình sử dụng phương pháp hóa học hay bán hóa học trong công đoạn tẩy trắng. Dẫn đến các các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan… với các chất tẩy độc hại có khả năng tích tụ sinh học như các hợp chất Clo hữu cơ. Khiến cho nồng độ COD dao động từ 22000-46500 mg/l, và BOD chiếm khoảng 40-60% COD. Và hơn thế nữa là hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Gây ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng hệ sinh, nếu như không được thu hồi hoặc xử lý đúng cách
3. Giải pháp xử lý nước thải giấy.
Để xử lý các thành phần đặc trưng của nước thải giấy như: chất hữu cơ, hóa chất, COD, BOD… Chúng ta có thể sử dụng một số các phương pháp dưới đây:
Lắng:
Đây là một trong những giải pháp đơn giản, với chi phí thấp nhằm loại bỏ hiệu quả các thành phân như chất rắn, cặn, bã giấy…Khi kết hợp với thiết bị lưới chắn tại bể, vì các chất rắn lơ lửng sẽ được lắng xuống và thu gom xử lý.
Cân bằng pH:
Với đặc điểm pH cao do sử dụng các chất tẩy, kiềm. Chúng ta có thể sử dụng thêm hóa chất để đưa giá trị pH về nằm trong khoảng 6.5 – 8.5. Tăng hiệu quả xử lý hóa học và phân hủy hữu cơ trước khi chuyển nước thải sang các bước phía sau.
Giải pháp sinh học
Đây là một trong những giải pháp được nhiều lựa chọn của các doanh nghiệp. Đặc biệt, là trong giai đoạn kinh tế xanh hiện nay, bởi khả năng an toàn với môi trường và sự hiệu quả trong kiểm soát các thành phần có trong nước thải giấy.
a) Xử lý kỵ khí
Là một trong những giải pháp xử lý nước thải sinh học hiệu quả cho ngành giấy và bột giấy. Do vi sinh kỵ khí có thể xử lý các chất kết tủa bán hóa chất, sulphite và kraft bay hơi từ quá trình tẩy trắng và nghiền cơ học. Cũng như thủy phân cắt mạch cacbon tốt trong trong môi trường kỵ khí. Giúp loại bỏ các thành phần như lignin, sơ xợi…Tránh được tình trạng COD cao tại bể hiếu khí gây ra tình trạng sốc tải, nổi bọt. Do đó, trong giai đoạn này chúng ta có thể bổ sung chế phẩm vi sinh BioFix 114.
b) Xử lý hiếu khí
Quá trình xử lý hiếu khí giúp giảm thiểu tình trạng chất hữu cơ cao có trong nước thải giấy và đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra. Vì các sinh vật hiếu khí có khả năng phân hủy các chất hữu cơ. Do đó, chúng cần rất nhiều năng lượng để oxy hóa nhanh các chất thải và chuyển hóa thành nước và cacbonic … Thông qua lượng oxy được cung cấp bằng thiết bị sục khí.
Ngoài việc phân hủy các chất hữu cơ để tạo ra tế bào mới, vi sinh vật còn thực hiện quá trình hô hấp nội sinh để tạo ra năng lượng theo quy trình:
C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH3 + ΔH
Do đó, chúng ta có thể bổ sung vi sinh hiếu khí BioFix 5E để thúc đẩy quá trình xử lý hiếu khí.
c) Các bể trung gian
Sau khi xử lý nước thải. chúng ta có thể sử dụng hóa chất keo tụ để loại bỏ các chất lơ lửng trong bể, đảm bảo chất lượng nước thải đâu ra. Nhờ vào khả năng gắn kết các hạt nhỏ thành các bông tụ lớn. Qua đó, giảm lượng COD, BOD, độ đục màu và mùi trong nước thải. Vì các bông tụ sau khi hình thành sẽ lắng xuống đáy.
Và sản phẩm BioFix Poly Glu hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chí trên. Hơn thế nữa, với thành phần chính từ bột đậu nành nên sản phẩm hoàn toàn vô hại đối với sinh vật sống và không có tác dụng khử trùng.